Trái điều miền Tây và những loại quả quen thuộc của tuổi thơ

Bên cạnh những món đồ chơi quen thuộc của tuổi thơ. Hay những món ăn thú vị. Thì trèo cây hái trái ăn cũng là một phần ký ức khó quên nữa của tuổi thơ các thế hệ. Sau gần hàng chục năm. Một số loại cây ăn trái quen thuộc vốn đã in sâu vào ký ức mỗi người. Thì nay vô tình nhìn lại đã gần như không còn nữa. Điều đó vô tình đã để lại một khoảng trống khá lớn giữa những ký ức của tuổi thơ ngày nào. Trái điều miền Tây hay những loại quả tuổi thơ quen thuộc thân thương với chúng ta ngày nào. Thì giờ đây, đa phần đều chỉ còn lại trong ký ức mà thôi.
1/ Ổi – Một trong các loại trái cây ngày xưa
Loại cây quốc dân được trồng khá nhiều xung quanh vườn nhà của bất kỳ hộ dân nào trong xóm. Một trong những loại trái cây tuổi thơ mà ngày xưa con nít thường đi hái trộm nhất.
Vẫn còn nhớ như in hình ảnh trái ổi bị in dấu ngón tay chi chít. Đó chính là những dấu bấm móng tay của người đi “thăm” xem trái ổi đã chín chưa.

Không hẳn là dấu móng tay của người chủ vườn ra thăm cây hàng ngày. Mà có thể là dấu của một cậu nhóc nào đó. Ngày ngày đi chơi ngang qua cũng đều nán lại chút xíu và vào “thăm” xem trái ổi đã chín chưa. Nếu bấm ngón tay vào cảm thấy ăn được rồi thì tiện tay hái nhẹ luôn. Vừa đi chơi dọc đường lại vừa có trái cây mà nhóp nhép vui miệng.
Đến ngày nay, cũng giống như trái điều miền Tây. Ổi vẫn còn được trồng khá nhiều chứ không phải là đã mất hẵng đi. Nhưng đa phần là loại ổi trái to như hiện tại. Chứ không còn những giống ổi sẻ nhỏ nhỏ dễ thương như ngày xưa nữa rồi.
2/ Trâm là loại trái cây con nít rất thích ăn
Kỷ niệm ngày xưa về loài cây này
Đây là một loại cây gắn liền với nhiều kỷ niệm ngày xưa. Giống như trái điều miền Tây, một trong những loại trái cây tuổi thơ mà mình thích ăn nhất. Cây trâm được trồng khá nhiều ở những miền quê ngày xưa.
Nhớ ngày đó mỗi khi tới mùa trâm chín rộ là con nít trong làng vô cùng háo hức. Từ đầu trên đến xóm dưới, bất kỳ nhà nào có cây này thì đều được chú ý khá kỷ. Thậm chí cây nhà ai ngọt, cây nhà ai chua thì đều được con nít thời đó nằm lòng.
Hể cứ đến đầu mùa mưa thì trái trâm bắt đầu từ màu xanh ngã sang màu đỏ nhạt. Rồi từ từ chuyển sang màu đen khi trái chín. Những cây trâm có trái chín đen cả cành nhìn rất đã mắt. Và con nít ngày xưa rất thích leo lên cây và ngồi trên đó thưởng thức luôn tại chỗ.

Một tuổi thơ dữ dội
Những cây nào có vị chua quá thì không nói. Còn cây nào ngọt ngọt thì ngày nào cũng có vài đứa leo lên hái. Mặc cho những ổ kiến vàng nằm vương vãi khắp các cành cây. Và để hái được những trái trâm ngọt ngấc thì phải chấp nhận nổi đau bị kiến cắn.
Con nít mà, dăm ba con kiến thì đâu làm khó được. Thậm chí chúng chỉ chọn những cây trâm nào có ổ kiến mới leo lên hái. Vì những cây trâm đó thường có trái rất ngọt.
Mình nhớ có lần trong xóm còn tổ chức chia phe ra chơi vật lộn với nhau. Bên nào thắng thì được chia những túi trâm chín đen bóng, chơi khá vui.
Một lần nữa là mình và thằng bạn còn bị té từ trên cây trâm xuống. Cũng may bên dưới có mương nước. Hai thằng vừa bước chung ra 1 cành thì nó gãy vào rớt một mạch xuống nước luôn. Cũng may cả 2 không bị trầy trụa gì và sẵn tiện với tay hái luôn những trái còn trên cành trâm bị gãy đó.
3/ Trái bình bát
Một trong những loại trái cây tuổi thơ khá dân dã. Được mọc đại trà trên khắp các con đường đi ven xóm. Nhất là bên cạnh những bờ nước. Trái bình bát non có màu xanh, khi chín sẽ chuyển sang màu vàng óng nhìn rất đẹp.
Ở một số nơi người ta còn gọi trái bình bát là mẩn cầu vàng. Vì nó chung họ với trái mẩn cầu. Bên trong ruột và hột cũng rất giống nhau. Nghe đồn trái bình bát này còn là bài thuốc để chửa một loại bệnh nào đó.
Trái bình bát khi chín là một loại trái cây khoái khẩu của con nít thôn quê. Thường trên đường đi mà có quả nào mới hường hường thôi chứ chưa chín hẳn. Thì cũng đã có người hái đem về, dú trong hủ gạo để dành khi trái chín thì ăn dần.
Bình bát chín đem dầm với đường và nước đá là món ăn dân dã thú vị. Với cái vị chua chua ngọt ngọt. Còn nếu như lười quá thì khi hái trái chín xong. Tách võ ăn tại chỗ luôn chứ không cần làm gì thêm.

4/ Quả điều miền Tây
Cây điều trong công nghiệp
Cây điều khi đến mùa có trái sẽ cho ra những dàn quả nhìn rất ngộ nghĩnh. Treo lủng lẳng trên cây. Cây điều hiện tại thì đã trở thành cây công nghiệp trồng phổ biền ở một số địa phương. Trở thành một loại cây khá kinh tế với ngành xuất khẩu hạt điều ra nước ngoài.
Có lần mình ra quê của bác mình chơi ở một huyện thuộc tỉnh Bình Phước. Nhà bác mình có trồng khá nhiều điều lúc đó đang độ ra hoa. Cùng trồng xen canh với cây ca cao.
Còn những cây điều ở thôn quê mình dường như là khan hiếm hết rồi. Mình để ý điều này vì có lần nhà mình làm món rắn nước bằm xào xả. Kêu mình đi tìm lá điều non hái về để ăn kèm cho vui. Nhưng chạy đi kiếm vòng vòng mà chẵn thấy cây điều nào để tước lá cả.
Trong ký ức tuổi thơ
Trái điều miền Tây cũng mang về một vùng trời ký ức đáng nhớ. Về những loại trái cây tuổi thơ. Nhớ ngày đó con nít chuyên gia đi vặn hột điều về để nướng ăn. Vì nó ăn rất ngon và béo. Còn trái điều thì hầu như bỏ đi vì ăn không được mấy trái. Với lại nó chát chát rất khó ăn.

Những trái điều trong vườn lúc nào cũng trong tình trạng bị lặt hột trước khi trái điều chín. Rồi đứa nào mà sơ ý khi ăn hột điều, mà để mũ của hột dính lên môi thì coi như đuối hàng luôn. Sẽ gây ra lỡ miệng rất khó chịu và lâu lành.
Ngày đó ngoài món hạt điều nướng xong đập võ ra thưởng thức. Còn có món hạt điều ăn sống luôn khỏi cần nướng. Dùng dao chẻ đôi hạt điều ra và bỏ cẩn thận vào miệng. Và nhớ đừng để cho hạt đó dính vào môi, nếu không cũng bị lỡ miệng.
Ăn như vậy cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Bên cạnh đó khi nướng hạt điều cũng phải cần thận. Vì khi hạt điều bị nướng gần chín sẽ xảy ra hiện tượng hạt bị văng ra ngoài. Nếu bị hạt bay trúng sẽ rất dễ bị bỏng, nguy hiểm hơn nữa là văng lên mắt, lên mặt.
5/ Cơm nguội
Cơm nguội của vùng quê trái tròn nhỏ, khi chín cũng có màu đen giống như trái trâm. Nó hoàn toàn khác cây cơm nguội vàng ngoài Hà Nội. Có thể là trùng tên thôi chứ 2 loại cây này chắc không có liên hệ gì cả.

Trái cơm nguội ăn ít cho vui thôi chứ cũng không được ưa chuộng lắm. Ăn có vị chát ngấm, làm đen hết cả lưỡi và khi ăn nhiều sẽ rất nặng bụng. Chắc vì bởi vậy nên mới gọi là cơm nguội.
6/ Quả chùm mồi

Chùm mồi hay còn gọi là chùm nụm, có quả khá nhỏ chỉ bằng hạt tiêu. Đây cũng là một loại trái cây gắn liền với tuổi thơ bên cạnh trái điều miền Tây . Khi chín thì trái có màu đen, ăn khá vui miệng có vị chua chua ngọt ngọt.
Đây là loại trái cây thu hút loài chim chao chảo và là món ăn ưa thích của chúng. Khi đến mùa trái chín. Lại gần cây này sẽ nghe tiếng kêu của loài chim này, âm thanh vang hơi chói tai. Và còn thu hút luôn thợ săn loài chim này.
Nhớ mỗi năm, khi đến mùa chùm mồi chín. Là mình lại thấy một, hai anh vác súng hơi đi quanh quẩn những gốc cây này. Lâu lâu lại ngắm bắn một vài em, chim bị trúng đạn bị rớt lịch bịch xuống đất.
7/ Bần
“Bần giòn, ổi dẻo, me dai. Trèo lên té xuống mới hay bần giòn”. Một câu hát quen thuộc. Dùng để cảnh báo trẻ con ngày đó đừng có chơi các trò leo trèo lên cây. Mà có leo thì cũng phải biết lựa cây nào mà leo. Nhưng con nít đâu có sợ. Chiều chiều vẫn trèo lên nhánh cây bần vươn ra cạnh bờ sông để mà nhảy xuống dưới tắm. Tận hưởng cảm giác thích thú khi nhảy từ trên cao xuống nước. Leo tới leo lui mấy chục lượt nhưng cũng chưa thấy cây bần nó bị gãy bao giờ.
Trái bần cũng gắn liền với hương vị quê hương bên cạnh những loại trái cây tuổi thơ khác. Dù ăn thì chẳng ngon lành gì. Một vị chua không tưởng kết hợp với vị chát ngắt. Vậy mà trẻ con thời đó cũng ham hố hái xuống ăn cho bằng được.

Thường phải có múi ớt chấm theo nếu không thì không thể nào ăn nổi. Hồi đó còn có một loại bần nữa dễ nuốt hơn nhiều gọi là bần ổi. Ăn không còn vị chua nhiều nữa và mọc ở trong vườn chứ không mọc ở bờ sông.
8/ Keo
Cây keo là một loại trái cây tuổi thơ miền Tây phổ biến. Với trái chín đỏ mộng nhìn hấp dẫn vô cùng nhưng không thể leo lên hái được. Vì có đầy những gai chi chít mọc trên thân cây.

Muốn ăn thì chỉ còn cách làm những cây móc thiệt dài. Vì trái keo thường treo tít ở trên cao. Khá vất vả để thưởng thức được vị thơm của một trái keo chín đỏ. Ăn vào thì có vị ngọt, hơi chát và khát nước vô cùng.
Bên cạnh trái điều miền Tây thì keo cũng là một loại quả mà con nít thời trước rất thích hái.
9/ Trứng cá
Cây trứng cá dạo trước được rất ít người biết đến và trồng nó. Sau này lại được trồng khá nhiều ở những hàng quán ven đường. Do đặc tính dể trồng, mau lớn và tán cây cho nhiều bóng mát. Trái trứng cá được xem là những quả dại tuổi thơ.

Lúc nhỏ mình cũng rất thích ăn trái trứng cá và hay cùng với đám bạn leo trèo lên cây tìm trái mỗi ngày. Nhưng ăn riết cũng ngán vì thấy nhà nào cũng có trồng. Sau này vì cây trứng cá rụng lá nhiều quá và trái chín cũng rụng khắp sân vườn. Gây ra cảnh quét hoài không hết nên phần lớn ngày một đã bị đốn bỏ đi.
10/ Quả ô môi
Trái ô môi có hai đường gân chạy dài từ đầu trái cho đến cuống trái. Vỏ trái màu đen nhánh thường hơi xù xì một chút.

Ô môi có vị ngòn ngọt, hơi chát và cay nồng. Hương vị thơm quyện đặc trưng khó lẫn vào đâu được.
Trái ô môi vốn là loại trái cây liền với tuổi thơ của những đứa trẻ miền quê. Tụi nhỏ mê nhất là ô môi chấm thêm muối ớt, một loại quả ăn nhiều sẽ dể gây ra hiện tượng bị táo bón.
11/ Me
Cũng giống như quả trâm, me là một loại trái cây mà con nít ngày xưa thường trèo lên cây để hái. Các giai đoạn từ lúc trái me còn non cho đến lúc chín đều có thể ăn được.

Ăn me non khá chua, nên phải chấm kèm muối ớt thì mới ăn được. Rồi đến lúc trái me bắt đầu dốt và dốt bột… là lúc ăn ngon nhất. Khi nó vừa gần chuyển sang màu đen.
Nhớ ngày trước mình rất thích ăn me đậu phộng. Loại me có trái nhỏ, khi chín thì ăn rất ngọt. Còn loại me dán thì chua vô cùng. Cho dù là giai đoạn me dốt hay chín cũng đều ăn không nổi. Đây là loại thường được dùng để nấu canh chua.
12/ Trái dại tuổi thơ nhản lồng

Đây là một loại quả dại, mọc thành dây leo ở vườn cây hoặc trên các con đường. Quả chín có màu đỏ cam, ăn có vị chua chua, ngọt ngọt rất vui miệng.
Ngoài quả ra thì người ta cũng thường đi tìm hái đọt cây nhản lồng. Để luột ăn chung với một số loại rau khác. Làm món chấm nước thịt hoặc chấm kho quet, là một món ăn khá chất lúc bấy giờ.
Xem thêm: Những món ăn gây nghiện của tuổi thơ
The bad news is that the odds of obtaining a ticket that matches 3 numbers plus the Powerball are 14,494.11 to 1.
Ellison claimed her half of the prize, $1,054,439, at lottery
headquarters in Raleigh on April 22.
Fine way of explaining, and good article to obtain facts regarding my presentation focus, which i am going to deliver in university.
Hi, just wanted to say, I liked this post. It was inspiring.
Keep on posting!
Unquestionably consider that which you said. Your favourite justification appeared to be
on the web the simplest thing to be mindful of. I say
to you, I certainly get irked while other people think about
issues that they plainly do not realize about. You controlled
to hit the nail upon the highest and defined out the whole thing without having side-effects , people could take a signal.
Will probably be back to get more. Thank you
Hurrah! After all I got a webpage from where I be capable of genuinely obtain useful
information regarding my study and knowledge.
Hi! Someone in my Facebook group shared this website with us so I came to check it out.
I’m definitely loving the information. I’m bookmarking and will
be tweeting this to my followers! Wonderful blog and excellent style
and design.
Hi there, its nice post concerning media print, we all know media is a wonderful source of information.
It’s really very difficult in this active life to listen news on TV, therefore I simply use web for
that purpose, and take the most up-to-date information.
Hi there, I discovered your blog by the use of Google even as searching for a similar subject,
your website came up, it appears to be like good. I
have bookmarked it in my google bookmarks.
Hello there, just was aware of your blog thru Google, and located that it’s really informative.
I’m going to watch out for brussels. I will be grateful in the event you continue
this in future. Numerous other people might be benefited out of your writing.
Cheers!
My developer is trying to convince me to move to
.net from PHP. I have always disliked the idea because of the costs.
But he’s tryiong none the less. I’ve been using WordPress on numerous
websites for about a year and am anxious about switching to another platform.
I have heard fantastic things about blogengine.net.
Is there a way I can transfer all my wordpress content into it?
Any kind of help would be really appreciated!
Very good written information. It will be helpful to everyone who employess it, including me. Keep up the good work – looking forward to more posts.
I believe this site contains some really superb info for everyone : D.